Phân cấp hành chính Hoa Kỳ Lãnh_thổ_Hoa_Kỳ

Đặc khu, tiểu bang, quận, thành phố, và xã

Các lãnh thổ được phân cấp thành các khu quản trị hợp pháp. Đó là các khu vực địa lý nằm dưới quyền lực của một chính quyền.[9] Thí dụ, Samoa thuộc Mỹ là một lãnh thổ của chính phủ Hoa Kỳ. Các tiểu bang của Hoa Kỳ tạo ra chính phủ liên bang và Hiến pháp Hoa Kỳ và cùng nhau kết thành quốc gia có chủ quyền Hoa Kỳ. Hoa Kỳ, chớ không phải các tiểu bang cá biệt, thực thi các quan hệ ngoại giao dưới Hiến pháp Hoa Kỳ. Đặc khu Columbia nằm dưới thẩm quyền trực tiếp của Quốc hội Hoa Kỳ,[10] và được thành lập từ lãnh thổ cắt nhượng của các tiểu bang MarylandVirginia. Tuy nhiên sau này toàn bộ phần lãnh thổ do tiểu bang Virginia nhượng lại đã được giao trả lại cho tiểu bang.

Hoa Kỳ lục địa, Hawaii, và Alaska được phân cấp thành các vùng hành chính nhỏ hơn. Các phân cấp này được gọi là quận (tiếng Anh gọi là county tại 48 trong số 50 tiểu bang, borough tại Alaska và parish tại Louisiana). Một quân có thể gồm có một số thành phốthị trấn, hay chỉ một phần của hai loại đơn vị vừa kể (có nhiều thành phố hay thị trấn nằm lần sang các quận khác). Các quận này có các cấp độ pháp lý và chính trị khác nhau. Một tại Hoa Kỳ là một khu vực địa lý nhỏ. Thuật từ này được sử dụng hai cách khác nhau: một xã khảo sát chỉ đơn giản là một khu vực địa lý được dùng để định nghĩa vị trí của bất động sản trong khế ước hay giấy cấp quyền sử dụng đất; một xã dân sự là một đơn vị chính quyền địa phương, ban đầu được sử dụng cho các khu vực nông thôn.

Các vùng biệt lập của liên bang, thí dụ như các căn cứ quân sự trong nước và các công viên quốc gia đều do chính phủ liên bang trực tiếp quản trị. Theo các cấp độ khác nhau, chính phủ liên bang thực thi quyền hạn thẩm quyền pháp lý song song cùng với các tiểu bang tại những nơi đất liên bang là một phần lãnh thổ trước đây được giao cho tiểu bang quản lý.

Lịch sử lãnh thổ Hoa Kỳ

Theo thời gian, các lãnh thổ được tổ chức có lập pháp riêng biệt, dưới quyền của một thống đốc lãnh thổ và các viên chức khác do tổng thống bổ nhiệm và phải được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Trong lịch sử, lãnh thổ thường được phân thành lãnh thổ có tổ chức (có chính quyền) và lãnh thổ chưa tổ chức.[11][12] Một lãnh thổ chưa tổ chức xưa kia thường là lãnh thổ không có người ở hay là lãnh thổ được chính phủ liên bang dành riêng ra cho người bản địa Mỹ và các dân tộc bản địa khác cho đến một thời gian nào đó dân số phát triển tràn ngập các khu vực này. Trong thời hiện tại, các lãnh thổ "chưa tổ chức" được dùng để ám chỉ đến cấp độ chính quyền tự trị tại một lãnh thổ.

Theo kết quả của một số vụ pháp lý tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sau Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, Hoa Kỳ phải quyết định cách xử lý các lãnh thổ vừa mới thu được của mình, thí dụ như Philippines,[13][14] Puerto Rico,[15] Guam,[16][17] Đảo Wake, và các khu vực khác nữa không thuộc lục địa Bắc Mỹ và vì thế không nhất thiết phải được định đoạt thành một phần của liên bang Hoa Kỳ. Hậu quả từ các phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, Hoa Kỳ kể từ đó đã định nghĩa rõ rệt giữa các lãnh thổ hợp nhất và các lãnh thổ chưa hợp nhất.[18][19][20] Theo bản chất thì một lãnh thổ hợp nhất là vùng đất đã được sáp nhập và không thể bị tách rời khỏi chủ quyền của Hoa Kỳ và vì thế Hiến pháp Hoa Kỳ được áp dụng hoàn toàn tại lãnh thổ hợp nhất. Một lãnh thổ chưa hợp nhất là vùng đất do Hoa Kỳ nắm giữ và là vùng đất mà Quốc hội Hoa Kỳ chỉ áp dụng một phần Hiến pháp có chọn lọc dành cho lãnh thổ này. Tại thời điểm hiện tại, lãnh thổ hợp nhất duy nhất của Hoa Kỳ là Đảo Palmyra không có người sinh sống và chưa được tổ chức.

  • Các phần đất tuyên bố chủ quyền của các tiểu bang và các vùng đất nhượng lại cho chính phủ liên bang (1782–1802)
  • Thu nhận các tiểu bang vào liên bang và mở rộng lãnh thổ, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ
  • Mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ
  • Các tiểu bang và các lãnh thổ của Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 8 năm 1959 đến nay

Vùng quốc hải

Bản đồ các vùng quốc hải Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ hiện tại điều hành quản lý 16 lãnh thổ được gọi là các vùng quốc hải:

Đảo Palmyra là lãnh thổ hợp nhất duy nhất còn lại, không có chính quyền nên được gọi là chưa được tổ chức. Các vùng quốc hải còn là các lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ. Puerto Rico và Quần đảo Bắc Mariana được xếp loại là thịnh vượng chung.

Các khu vực phụ thuộc

Bài chi tiết: Vùng quốc hải

Một vài đảo trong Thái Bình DươngBiển Caribbe là các lãnh thổ phụ thuộc của Hoa Kỳ.[21][22]

Căn cứ Hải quân Vịnh Guantanamo nằm trong vịnh Guantanamo của Cuba do Hoa Kỳ quản lý theo khế ước thuê mướn vĩnh viễn, rất tương tự như Vùng Kinh đào Panama từng như thế trước khi ký kết Hiệp ước Torrijos-Carter. Chỉ khi nào có thỏa ước hổ tương về việc trao lại khu vực này thì mới chấm dứt khế ước thuê mướn.

Từ ngày 18 tháng 7 năm 1947 cho đến ngày 1 tháng 10 năm 1994, Hoa Kỳ đã quản lý Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương nhưng lãnh thổ ủy thác này không tồn tại khi quốc gia thành viên cuối cùng là Palau giành được độc lập để trở thành Cộng hòa Palau. Kệnh đào Panama cùng với vùng kênh đào nằm quanh nó từng là lãnh thổ do Hoa Kỳ quản lý cho đến năm 1999 khi Hoa Kỳ từ bỏ chủ quyền về trao trả lại cho Panama.

Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền tại Nam Cực nhưng giữ quyền làm thế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lãnh_thổ_Hoa_Kỳ http://www.150th.com/letters/btl_monu.htm http://www.abfa.com/ogc/hract.htm#102 http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?c... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?c... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?c... http://books.google.com/books?id=88wlAAAAMAAJ http://books.google.com/books?id=fPctAAAAIAAJ&pg=P... http://www.thegreenpapers.com/slg/statehood.phtml http://www.law.cornell.edu/uscode/8/1101a.html http://www.law.upenn.edu/journals/jil/articles/vol...